Ở một diễn biến khác, Tuệ (Tuấn Tú) không hài lòng về cách cư xử của vợ với anh trai. "Khi chiều em cư xử kiểu gì vậy? Khó khăn lắm anh Trí mới về đây chơi mà em coi anh ấy như khách. Anh không hiểu em nghĩ gì nữa. Em cũng có em trai, có bố có mẹ, chẳng lẽ mỗi lần em về, mọi người đều coi em là khách à?", Tuệ nói với vợ.
Khanh (Thanh Hương) đáp: "Anh đừng lôi người nhà em vào. Em cư xử với anh trai anh như thế chưa đủ lịch sự à?".
Tuệ tiếp tục: "Nếu em không muốn anh lôi người nhà em vào thì hãy học cách tôn trọng người nhà của anh. Anh nói thật, anh đã nhịn nhiều lắm rồi đấy!".
Cũng trong tập này, Diệp uống rượu say và được một người đàn ông lạ mặt đưa về phòng. Trí vô tình nhìn thấy sự việc. Tuy nhiên, người đàn ông kia muốn ở lại, tìm cách cưỡng ép Diệp khi bị cô từ chối.
Trí sẽ nói gì với mẹ đẻ? Diệp sẽ thoát khỏi tay tên định cưỡng bức mình? Diễn biến chi tiết tập 10 phim Người một nhàsẽ lên sóng tối nay trên VTV3.
Thu Nhi
Niềm đam mê khác thường
Damien Hirst sinh ra tại Bristol năm 1965, theo học nghệ thuật tại Trường Goldsmith (London). Khi còn là một thiếu niên, Hirst đã không thể rời mắt khỏi những cuốn sách về bệnh lý học, thôi thúc ông thực tập tại một nhà xác. Ở đây, ông đã chụp bức chân dung Với cái đầu chết.
Bước ngoặt sự nghiệp tới với Hirst sau tác phẩm sắp đặt Một ngàn năm(1990) trưng bày đầu bò thối rữa trong tủ kính lớn chứa đầy giòi, thu hút sự chú ý của ông bầu nghệ thuật Charles Saatchi. Người này đã mua tác phẩm đó, đưa Hirst lên vị trí nổi tiếng và giàu có. Với sự hậu thuẫn của Saatchi, Hirst bắt đầu loạt tác phẩm Lịch sử tự nhiên, trong đó các động vật chết được treo trong tủ kính.
Tác phẩm gây chú ý nhất của Hirst là Sự bất khả thi về thể chất của cái chết trong tâm trí người đang sống với một con cá mập chết được bảo quản trong bể chứa formol. Nhiều nhà phê bình và khách tham quan chỉ trích sáng tác này ghê tởm và vô nghĩa. Họ cho rằng Hirst cố tình gây sốc thay vì biểu đạt nghệ thuật chất lượng. Ngoài ra, con cá mập của Hirst còn khiến các nhà hoạt động vì quyền động vật khó chịu.
Ban đầu, Hirst đặt mua một con cá mập từ Australia và vận chuyển đến London. Mặc dù sử dụng rất nhiều formol, con cá mập vẫn hư hại nhanh chóng. Nhân viên phòng trưng bày đã lột da con cá mập để căng trên khung kim loại nhưng Hirst không hài lòng nên đặt mua một con khác.
Trong sự nghiệp của mình, nghệ sĩ người Anh sử dụng gần 1 triệu sinh vật đã chết, bao gồm bò, ngựa, bướm, để tạo ra các tác phẩm.
Suốt những năm 1990, Hirst tiếp tục gây chia rẽ các nhà phê bình và công chúng bằng những sáng tác của mình. Năm 1995, ông giành Giải thưởng Turner danh giá của Anh cho tác phẩm Mẹ và Con chia lygồm 1 con bò và 1 con bê được xẻ đôi trưng bày trong 4 tủ kính.
Giàu có và tai tiếng
Tác phẩm Rời xa bầy đàn(1994) của Hirst, một con cừu bảo quản trong formol, bị nghệ sĩ Mark Bridger phá hoại bằng cách đổ mực đen vào bể và đổi tên thành Cừu đen. Hirst lập tức khởi kiện khiến Bridger bị kết án 2 năm tù treo.
Một trưng bày khác của Hirst có 2 con bò đang thối rữa bị y tế công cộng ở New York (Mỹ) cấm vì lo ngại "khách tham quan sẽ nôn mửa".
Năm 2007, Hirst chi ra 20 triệu USD để đúc hộp sọ bằng bạch kim đính 8.601 viên kim cương. Sau đó, tác phẩm được bán với giá 100 triệu USD cho một nhóm nhà đầu tư giấu tên nhưng có tin đồn Hirst cũng nằm trong nhóm này.
Nghệ sĩ tuổi teen Cartrain đưa hình ảnh hộp sọ nạm kim cương trên vào các sáng tác của mình. Hirst phát hiện và tố cáo Cartrain vi phạm bản quyền, tịch thu các tác phẩm và lợi nhuận. Để đáp trả, Cartrain lấy trộm một số bút chì từ tác phẩm trưng bày của Hirst. Sau đó, cả nghệ sĩ trẻ và cha của mình bị bắt vì che giấu những cây bút ước tính tổng trị giá 666.000 USD.
Cho dù được yêu thích hay ghét bỏ, Hirst vẫn là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng và giàu có nhất thế giới. Năm 2008, Hirst tự bán đấu giá các tác phẩm của mình thu về gần 150 triệu USD. TheoSCMP, hiện tài sản của nghệ sĩ này khoảng 700 triệu USD.
Thư ngỏ vận động phụ huynh đóng góp kinh phí diễn văn nghệ mừng 20/11 với chi phí gần 22 triệu đồng (Ảnh: P.H).
Chị Nguyễn Thu Trà, phụ huynh ở TPHCM cho hay, một tiết mục văn nghệ của học sinh dành để tri ân thầy cô với chi phí gần 22 triệu đồng là không cần thiết và rõ ràng gây áp lực cho phụ huynh.
Theo thông tin, lớp được tài trợ 3 triệu, cần thêm gần 19 triệu đồng. Nếu lớp 40 học sinh, tính ra mỗi em góp gần 500.000 đồng, số tiền không nhỏ với nhiều gia đình. Chưa nói đến việc phụ huynh đã đóng quỹ lớp trước đó.
Việc chuẩn bị một tiết mục văn nghệ tặng thầy cô như vậy, chị Trà cho rằng gây áp lực về tiền bạc lẫn công sức, thời gian của phụ huynh và học sinh. Trong bối cảnh này, người được tri ân là thầy cô cũng khó mà vui nổi.
Không chỉ ở một tiết mục văn nghệ chi phí gần 22 triệu đồng, những khoản vận động hướng đến cảm ơn, tri ân thầy cô trong dịp lễ 20/11 kéo theo nhiều tâm tư, nỗi lòng...
Đó không chỉ là một tiết mục văn nghệ mà còn có thể là những buổi liên hoan, những chiếc phong bì, những món quà…
Có thể kể đến sự việc Ban đại diện cha mẹ học sinh Trường THCS Mạc Đĩnh Chi, quận Tân Bình, TPHCM kêu gọi tổ chức tiệc tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mới đây.
Khi thông tin "phụ huynh vận động tổ chức tiệc 20/11 cho thầy cô" lan truyền trên mạng xã hội, lãnh đạo Trường THCS Mạc Đĩnh Chi đã có thông báo phản hồi từ chối việc tri ân này của Ban đại diện.
Nhà trường cũng bày tỏ muốn tập trung vào việc giảng dạy, cũng như tổ chức các hoạt động giảng dạy và giáo dục cho học sinh trong thời gian tới, để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho các em.
Hay danh sách dự chi quỹ phụ huynh của một lớp 2 tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7, TPHCM đầu năm học này cũng cho thấy, tiền quỹ phụ huynh nặng nhất khoản chi phong bì để "tri ân thầy cô các ngày lễ lớn trong năm".
Ban đại diện phụ huynh liệt kê ra một năm có đến 6 ngày lễ gồm 20/10, 20/11, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, ngày 8/3 và dịp tổng kết năm đều có khoản "phong bì" cho giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu, bộ môn với mức chi dao động từ 1 đến 2,5 triệu đồng.
Danh sách dự chi một năm 6 ngày lễ đi phong bì thầy cô tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận 7, TPHCM (Ảnh: P.H).
Không chỉ riêng ở lớp này, trường này mà tại không ít nơi, những khoản đóng góp để tri ân, cảm ơn thầy cô trở thành một gánh nặng, áp lực với nhiều gia đình, học sinh.
Tặng quà không từ tấm lòng: Phụ huynh áp lực, thầy cô mang tiếng
Việc quà cáp, tri ân không chỉ gây mệt mỏi, áp lực cho phụ huynh mà có khi còn nặng nề với chính giáo viên - người được tri ân.
Cô Lê Hồng Thanh, giáo viên ở tiểu học ở TPHCM trải lòng, cô rất buồn lòng mỗi khi dịp 20/11, việc quà cáp, tri ân lại trở thành gánh nặng với nhiều phụ huynh, nhiều gia đình.
Ở đó nhiều ông bà bố mẹ đối mặt với áp lực khi phụ huynh trong lớp vận động "đi" thầy cô, rất khó để từ chối. Ngoài ra, cũng không ít người xem việc tặng quà cho thầy cô là một trách nhiệm phải làm.
Với người thầy, cầm một món quà, cầm chiếc phong bì cũng trở nên nặng nề, điều tiếng… Cô Thanh biết một vài đồng nghiệp của mình cứ đến dịp 20/11 là tìm cách "trốn" để từ chối nhận quà.
Cô Thanh cũng bày tỏ, việc quà cáp thầy cô trở nên nặng nề xuất phát từ hai yếu tố. Một là phụ huynh "phú quý sinh lễ nghĩa", tặng quà với suy nghĩ lấy lòng giáo viên. Và thứ hai không phải không có những trường hợp giáo viên vòi vĩnh…
Hiệu trưởng một trường THPT ở TPHCM chia sẻ, từ nhiều năm nay, ông luôn trao đổi thẳng với Ban đại diện cha mẹ học sinh tuyệt đối không vận động phụ huynh đóng góp để tặng quà, tri ân cho giáo viên.
Nhà trường cũng nhắc giáo viên nếu biết có trường hợp Ban đại diện phụ huynh vận động đóng góp tri ân là phải lên tiếng ngăn cản ngay.
Tặng quà, tri ân chỉ có ý nghĩa khi xuất phát từ niềm vui của người tặng và người nhận (Ảnh minh họa: Hoài Nam).
Người này thẳng thắn cho hay, việc này để giảm áp lực cho phụ huynh và cũng để bảo vệ đội ngũ giáo viên. Món quà vật chất đôi khi không đáng bao nhiêu nhưng gây mệt mỏi cho phụ huynh và mang tiếng cho thầy cô.
Ông cho biết, ở trường mình, phụ huynh, học sinh hoàn toàn có thể tặng quà cho giáo viên theo diện cá nhân. Nhưng nhà trường không chấp nhận việc phụ huynh với danh nghĩa Ban đại diện đứng ra vận động, kêu gọi người khác đóng góp cho việc này.
Vị hiệu trưởng cho rằng, việc tặng quà theo phong trào, không xuất phát từ tấm lòng cũng là bệnh hình thức, phô trương.
"Việc tặng quà cần nhất là ở tấm lòng, là mong muốn từ người tặng và niềm vui từ người nhận. Khi hai điều này không có, phụ huynh, học sinh cần mạnh dạn không tặng và người nhận cũng được quyền từ chối… Không lý gì phải ép mình làm những việc mang tính hình thức gây nặng nề", nhà quản lý này nêu quan điểm.
" alt=""/>Vận động tiền tri ân 20/11: Giáo viên cũng nặng lòng...